Bị bệnh viêm da cơ địa và một vài điều cần quan tâm

Bệnh viêm da cơ địa có khả năng mắc phải đối với bất cứ ai, mang tới không ít hệ lụy sức khỏe. Dù vậy, các bác sĩ chuyên khoa phòng khám da liễu uy tín tại hà nội chia sẻ: Một số giai đoạn trong đời, một số trường hợp đặc biệt lại phải đối diện với nguy cơ bị bệnh viêm da cơ địa cao hơn so với những người khác.

Xem thêm:


Bệnh viêm da cơ địa là gì?


Bệnh viêm da cơ địa là một thể viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường hay xuất hiện ở trẻ em tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài đến khi trưởng thành, cũng có nhiều trường hợp bệnh xuất hiện ở người lớn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu không chữa trị thì bệnh có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm lý và dẫn tới phiền toái, khó chịu.

triệu chứng viêm da cơ địa ở thể cấp tính là vùng da đỏ không phân biệt rõ ranh giới, sẩn hay đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, da bị phù nề, chảy dịch, và đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, có khả năng bị bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Tình trạng bệnh này thông thường sẽ xuất hiện ở trán, má, cằm, hiếm gặp hơn có thể lan ra tay, thân mình.

Dấu hiệu bán cấp với các biểu hiện khó nhận biết hơn, da không phù nề, tiết dịch.

Khi đến giai đoạn mạn tính da dày thâm, phân chia ranh giới rõ ràng, các vết nứt đau. Đây là hậu quả của việc gãi ngứa nhiều gây trầy xước. Benh viem da co dia thương tổn hay xuất hiện ở các nếp gấp lớn, ở lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Bên cạnh đó người mắc bệnh viêm da dị ứng còn có những biểu hiện khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen,… Những biểu hiện bệnh như chứng vẽ nổi, tình trạng vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông… có thể gặp với người mắc bệnh viêm da cơ địa.

Ai là đối tượng có nguy cơ?


Trẻ nhỏ và người lớn đều là đối tượng có thể bị mắc phải benh viem da co dia. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở độ tuổi thanh thiếu niên, tuy nhiên cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại kéo dài trong nhiều năm cho tới lúc trưởng thành. Không ít người bị bệnh bị hen hoặc các căn bệnh dị ứng khác.

Thời gian phát bệnh: có khoảng 60% trẻ em viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trong trong khoảng 5 năm đầu tiên và chỉ có khoảng 10% biểu hiện bệnh từ 6-20 tuổi. Người lớn rất ít khi bị viêm da cơ địa.

Về giới: không không chênh lệch quá nhiều giữa tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ.

Yếu tố di truyền: có khoảng 60% người bị benh viem da co dia có con cũng bị bệnh này. Nếu cả hai bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có đến 80% con sẽ bị bệnh.

Thịt bò cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Thịt bò cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa


Nhân tố nguy cơ:

– Do dị ứng: Những loại Protein lạ (trứng, sữa, thịt bò, thịt gia cầm), hải sản (tôm, cua, cá, ốc), bọ nhà, nấm mốc, phấn hoa, biểu bì và lông súc vật, xà phòng hoặc các chất tẩy rửa có thể gây ra ngứa, dị ứng,…
– Những loại nước hoa và mỹ phẩm dễ gây kích ứng
– Những hoá chất như chlorine, dầu mỡ hay dung môi hòa tan
– Cát, bụi bẩn
– Khói thuốc lá
– Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, thay đổi nhiệt độ đột ngột
– Mất cân bằng độ ẩm trên da sau khi tắm, nhất là tắm nước nóng
– Nhiễm trùng da, đặc biệt do vi khuẩn tụ cầu vàng.

Người benh viem da co dia cần làm gì?


Điều quan trọng nên làm ngay khi bị viêm da cơ địa đó là không nên chà xát, không gãi. Đồng thời cho những loại thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem dưỡng ẩm là việc làm rất cần thiết vừa có công dụng chống khô da vừa có khả năng giảm ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm nên được dùng hàng ngày và sử dụng kiên trì sau khi triệu chứng đã được cải thiện.

Theo các bác sỹ chuyên khoa da liễu Đông Phương 497 quang trung, viêm da cơ địa có thể được điều trị khỏi khi bạn tích cực hợp tác với bác sỹ từ khâu thăm khám đến cách chữa bệnh viêm da cũng như chăm sóc da sau điều trị.

Dùng gạc ướt để đắp những tổn thương da nghiêm trọng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, tránh gãi quá nhiều vào vết thương và đẩy nhanh quá trình liền sẹo.

Hãy chú ý giữ vệ sinh da, tắm gội sạch sẽ mỗi ngày, hạn chế tiếp xúc với những loại hóa chất dễ gây ra kích ứng da. Không những thế, hãy che chắn, bảo vệ khu vực da bị tổn thương mỗi khi ra ngoài, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi cũng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Khi thấy được những dấu hiệu đầu tiên của chứng bệnh viêm da cơ địa, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín gần nhất để được kiểm tra, thăm khám xác định tình trạng bệnh và có những phương án xử lý kịp thời và phù hợp nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi bị bệnh viêm amidan hốc mủ cần ăn gì?

Điều trị bệnh điếc đột ngột bằng châm cứu có hiệu quả không?

Ba cách điều trị bệnh lang ben triệt để với cách dân gian